MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH CHO NGHỀ SỰ KIỆN
Mình xin nêu ra một số thuật ngữ tiếng Anh cho
nghề sự kiện thường gặp trong các tài liệu của nước ngoài và trong giao tiếp thường gặp trong mỗi sự kiện! Các event-er thấy
còn thiếu sót gì thì bổ sung giúp nhé! :)
A
– A&B : Bản tóm tắt về phòng nghỉ và
bữa sáng, chuyên được sử dụng tại nhiều địa điểm họp
– Advance Registration: Đặt chỗ trước
khi sự kiện được tổ chức. Phiếu này cho phép người tham dự đăng ký trước khi có
sự kiện bằng email, điện thoại, internet hoặc fax.
– Agenda: Lịch trình những thứ cần làm.
Vd: Event Agenda là kịch bản chương trình
– Audio Conferencing: Trong hội nghị kiểu
này, 1 bên thứ 3 ở ngoài phòng hội thảo có thể tham dự thông qua đường line điện
thoại analog.Giao tiếp trong hội nghị kiểu này có thể là 1 chiều hoặc tương
tác.
– Audio Visual aids: Phụ kiện nghe nhìn.
VD: phim, máy chiếu…
– AV system (Audio Visual System): Hệ thống
âm thanh, ánh sáng.
– Alacarte: Thuật ngữ tiếng Pháp, là một
trong những kiểu thực đơn dành cho bữa ăn gọi món lẻ (đặt món). Khách có thể tự
chọn lựa bất cứ món ăn nào có trong thực đơn của nhà hàng để gọi tuỳ theo sở
thích của mình. Khác nhau thì nhà hàng phải chuẩn bị 8 món (cho hai người), 12
món cho 3 người… tuỳ theo gu của từng khách trong bàn.
– Attendees: Người tham dự
– Auditorium: Khán phòng biểu diễn
B
– B2B – business to business
– B2C – business to consumer
– Back Curtain: Màn che cánh gà, và sau
sân khấu
– Baffle: vách ngăn
– B&B : bed and breakfast
– Backstage: Hậu trường
– Badge: Huy hiệu, phù hiệu, thẻ
–
Banquet event order (BEO):
tạm hiểu là 1 bản tóm tắt liệt kê chi tiết các vật dụng chuẩn bị cho event ví
dụ set up phòng thế nào, đồ ăn thức uống ra sao
– Budgetary philosophy: Bản tính toán
tài chính, dự trù về lời, lỗ… trong 1 event
– Bubble machine: máy thổi bong bóng xà
phòng
– Black electrical tape: băng keo đen quấn dây điện/transparent tape:
băng keo trong
– Banquet hall: phòng tiệc lớn Banquet
room: phòng tiệc
C
– Cash Bar: Nơi khách phải trả tiền để
mua đồ uống
– Caterer: 1 cá nhân hay công ty được
thuê để cung cấp dịch vụ thực phẩm cho 1 sự kiện. Thường là được đào tạo từ các
khách sạn ( sử dụng trong các sự kiện có liên quan đến ẩm thực).
– Check In: Kiểm tra khách đến tham dự
– Check Out: Khi khách ra về
– Check list: danh sách các hạng mục, đầu
việc cần thực hiện trong chương trình
– Central Console: Trung tâm điều khiển
Âm thanh, ánh sáng
– Chevron: Cách sắp xếp bàn ghế trong
phòng tổ chức theo hình chữ V
– Charter: Thường sử dụng với những sự
kiện liên quan đến máy bay, tàu thuyền. Cho thuê hoặc cung cấp.
– Classroom Style: Sắp xếp bàn ghế theo
kiểu lớp học
– Client: Khách hàng trả tiền cho sản phẩm/
dịch vụ
– Commission: tiền hoa hồng
– Compensation: Bồi thường
– Conference Centre: Địa điểm hoặc không
gian được thiết kế sẵn chỉ dành cho các buổi họp kinh doanh, hội thảo hoặc thuyết
trình.
– Conference Pack: Thông tin của buổi họp,
hội thảo. Có thể bao gồm: bản đồ, lịch trình, kịch bản sự kiện, thông tin liên
lạc… Thường là tài liệu được phát ngay trước buổi họp, hội thảo.
– Confirmaiton: Xác nhận
– Contingency Plan: Kế hoạch dự phòng
– Corkage: Lệ phí khi bạn muốn sử dụng
rượu riêng của mình tại nhà hàng, khách sạn
– Crew: nhóm
– Cue: Tín hiệu để nhắc trước cho người
biểu diễn, ca sĩ, hoặc nhân viên kỹ thuật âm thanh, ánh sáng.
– Confetti canon: Máy bắn kim
tuyến
– Chair cover: Khăn phủ ghế
– Crowd control : Bản hướng dẫn cung
cấp cho người tham gia hướng dẫn họ di chuyển có trật tự tránh ắc nghẽn
– Critical path : 1 danh sách liệt kê
các cột mốc hoặc kết quả cần đạt được để hoàn thành 1 kế hoạch nào đó
– Critical path : 1 danh sách liệt kê các
cột mốc hoặc kết quả cần đạt được để hoàn thành 1 kế hoạch nào đó.
– Caterer: Nhà cung cấp (thực phẩm),
chủ khách sạn
– Celebrity: Người nổi tiếng
– Circuit breaker: cầu dao điện
– Concurrent session : Các session (phần)
khác nhau diễn ra đồng thời, trong event ví dụ như nhiều hoạt động, nhiều chủ
đề khác nhau cùng diễn ra 1 lúc.
Corner booth: Gian hàng ở góc,
có ít nhất 2 mặt trở lên
D
– DB&B – dinner, bed and breakfast
– Delegate: Đại biểu, VIP
– Deadline: Thời hạn
– Delegate: Từ dùng để chỉ người có
đăng ký tham dự hoặc đại biểu được bình chọn trong 1 hội thảo, meeting…
– Die cut: bế (cắt theo khuôn), ví
dụ die cut standee, die cut card…
E
– Exhibition: Triển lãm
– Emcee: MC – người dẫn chương trình
– Emergency action plan: Kế hoạch hành
động khẩn cấp, hay kế hoạch đối phó rủi ro, chỉ ra những gì cần làm khi có các
tình huống rủi ro như cháy, ngộ độc thực phẩm, bị đánh bomb…
- Electrical
confetti: pháo
sáng (dung trên sân khấu, ko phải pháo bông)/ electrical confetti canon: máy bắn
pháo sang
– electrical outlet: Chỗ cắm điện
– electrical hookup: đi dây điện
F
– Feedback: thông tin phản hồi, hoặc
trong kỹ thuật âm thanh ánh sáng khi âm thanh bị chói do micro tác động đến loa
– Floor Plan: Sơ đồ sắp xếp bàn ghế, đường
đi, sân khấu
– Flip chart: Cái chân đế để những tờ
giấy khổ A2 lên, có thể lật được như kiểu lịch treo tường, dùng cho thuyết
trình.
– F&B (Food and
beverage): Đồ ăn
thức uống
– Follow-up: các hoạt động xảy ra sau event, phân biệt với
Evaluation nghĩa là rút kinh nghiệm, đánh giá sau event.
– Follow spotlight: Đèn polo điều khiển bằng
tay tập trung chiếu theo vật cần chiếu
– Front screen projection - chiếu trước, dùng
projector đặt trước màn hình và chiếu thẳng lên màn hình
– Foyer: Cái sảnh
– Flash light: đèn flash
– Follow light: Đèn folo, đèn chiếu tập
trung công suất lớn, dùng cho sân khấu
G
– Gala dinner: Buổi tiệc tối
– Group Booking: Đặt chỗ, đặt phòng cho
1 nhóm người
– Guest: Khách tham dự sự kiện.
– Greeting gate: Cổng chào
– Guiding board: Cái bảng chỉ dẫn (chỉ đến
nơi tổ chức sự kiện)
– Gooseneck: Giá đỡ trên cái bục phát
biểu để đặt mic, có thể điều chỉnh ngắn dài tuỳ ý
– Generator: máy phát điện
H
– Head Table: Bàn VIP
– Herringbone Style: Cách sắp xếp bàn ghế
theo kiểu xương cá.
– Hollow Square Style: Cách sắp xếp bàn
ghế hình vuông, với ghế ở bên ngoài, rỗng bên trong (Hay dùng họp hội nghị)
– Honored guest : VIP phát biểu tại
event, nhưng ko phải người tham dự
– Hidden cost: Chi phí ngầm
I
– In house – in door: chương trình trong
nhà.
– Invoice: hóa đơn
– Island booth : Gian hàng có nhiều hơn 4
mặt
– Indirect cost: Chi phí gián tiếp hay
còn gọi là overhead cost hay
– In-kind : Việc đóng góp hàng hoá, vật chất ko liên quan
đến tiền, ví dụ tài trợ in -kind
– Inside booth hay Inline booth: Khoảng ko gian dành để
trưng bày trong 1 gian hàng
– Installation: Việc lắp đặt
– Industrial marquee: nhà bạt công nghiệp
L
– Laser Pointer: Bút laser, thường sử dụng
trong hội thảo, hội nghị cho việc thuyết trình.
– Lapel Microphone, Lav mic:
(lavalier microphone, hay pendant mic, necklace mic, lapel mic):
Micro cài áo
– LCD: Liquid Crystal Display
– LED: màn led, đèn led … sử dụng rất ít
điện, có thể tùy biến màu sắc hoặc hiển thị hình ảnh.
– Lectern: Bục phát biểu
– Logistics: Những việc cần thực
hiện để đảm bảo việc quản lý hiệu quả các vật dụng, thông tin và con người
trong việc tổ chức 1 event.
–
Lanyard: dây đeo ở cổ, dùng
để treo cái badge (thẻ)
– Liability : Trách nhiệm
pháp lý, liên quan đến các thiệt hại hay thương vong trong 1 event
– Leftover food: đồ ăn dư
– Lost and found place: Nơi nhận đồ mất
– Live statue: nhân tượng (tượng do người
thật hóa trang thành)
– Light bulb: bóng đèn tròn
M
– Master of the Ceremonies: MC – người dẫn
chương trình
– Master Plan: Kế hoạch tổng thế.
– Marshalling yard – nơi xe tải có thể vào và đợi trước khi chuyển
hàng vào khu vực triển lãm
– Masking drapes – vải dùng để phủ kho chứa và những khu vực ko
muốn mọi người nhìn vào
– Move – in: Quy trình dựng lên 1 triển
lãm, move – out quy trình tháo dỡ
– Marquee: Nhà bạt lớn, hộp đèn chữ
chạy
N
– Networking: Hoạt động kết nối những
người tham dự sự kiện.
– Non-Transferable: Không chuyển đổi từ
tên người này sang tên người khác. VD: Vé vào sự kiện mang tên người cụ thể nào
đó sẽ không được sử dụng bởi người khác.
– Name tags: Thẻ đeo
O
– Open Bar: nơi cung cấp đồ uống miễn
phí
– Onsite: tại nơi diễn ra event
– Onsite registration: Đăng ký ngay tại
chỗ tại nơi diễn ra event hoặc ngày diễn ra event, khác với pre registration: đăng ký trước
P
– Press Kit hoặc Media Kit: Bộ tài liệu
sử dụng trong các buổi họp báo dành cho các phóng viên, nhà báo, bao gồm các
tài liệu như: thông cáo báo chí, thông tin sản phẩm, thương hiệu….
– Press Release hoặc Media Release:
thông cáo báo chí
– Proposal: Nội dung, kế hoạch tổng thể
về chương trình.
– Projector : Thiết bị trình chiếu (máy
chiếu)
– Plenary assembly: Phiên họp toàn thể
– Post event meeting: Họp sau chương trình,
pre event meeting: họp trước chương trình
– Power drop: Nơi đặt đầu ra của điện
(để phục vụ cho việc cung cấp điện đến các thiết bị cần thiết trong event)
– Print broker: Người chịu trách nhiệm
các vấn đề liên quan đến in ấn
– Peninsula booth: gian hàng kép gồm ít nhất 2 gian với vách
ngăn ở 3 mặt, có 1 mặt gắn với các gian khác
– Place cards: Vật chỉ dẫn dành để ghi
tên khách tham dự, để trên bàn, thường có dạng cards
– Physical
requirements : Những
yêu cầu liên quan đến kiến trúc, bài trí, nhiệt độ… để đáp ứng yêu cầu của 1
event.
– Ply wood: ván ép
– Power plug/power
splitter: Ổ
chia điện
– Podium: Cái bục phát biểu
Q
– Q&A : Question & Answers
R
– Rehearsal: Tổng duyệt
– Rear Projection: Máy chiếu sau
– Risk: Rủi ro
– Rigger hoặc Rigging Specialist: Kỹ sư,
hoặc những người có chuyên môn cao về âm thanh ánh sang
– Reader board: bảng hay bảng điện tử liệt
kê các event trong ngày tại địa điểm
– Ready
room: phòng để gặp gỡ, nghỉ
ngơi, test âm thanh ánh sáng hay chuẩn bị trước và trong event
– Rider Chi phí chi trả hoặc sự
đáp ứng các yêu cầu cho nghệ sĩ bên ngoài hợp đồng, để họ đến diễn trong event,
bao gồm chi phí đi lại, ăn uống, yêu cầu về sân khấu…
– Rounds: bàn tiệc tròn, thường ngồi
8 – 10 người
– Revenues and
expenses: Các
khoản thu chi
– Rear screen
projection - chiếu
sau, dùng projector đặt sau màn hình và chiếu phía sau màn hình, cách này để
tránh các chướng ngại vật lướt qua projector khi chiếu trước màn hình.
– Red rope barrier: vật chắn dung để ngăn
các khu vực, nối với nhau bằng các dây nhung đỏ
S
– Schedule: Tiến độ
– Serpentine Tables: Bàn cong
– Spot Light: Ánh sáng được sử dụng để
chiếu sáng 1 người biểu diễn
– Stage Hand: Người làm việc ở hậu trường.
VD: Setup đạo cụ biểu diễn, cảnh sân khấu.
– Supplier: Nhà cung cấp
– Strip light: Đèn huỳnh quang
– Strobe light: đèn cân lửa (chớp chớp như đèn cấp cứu)
– Scoop light: đèn folo đảo
– Stage platform: Sàn sân khấu
– Site plan: sơ đồ địa điểm/ Floor
plan: mặt bằng
– Sprinkler system: hệ thống fun nước
– Staple gun: Máy dập kim, để dập bìa,
ván ép
– Streamer: Cờ đuôi nheo
– Soundproof wall: tường cách âm
T
– Theatre Style: Setup vị trí ngồi theo
dạng nhà hát
– Table cloth: Khăn trải bàn
– Theme event: Event có chủ đề, torng
đó đồ ăn,desgn, giải trí đều theo 1 mô típ riêng
– Turnover : Tái set up lại căn phòng
theo 1 kiểu khác, ví dụ khách họp xong thì set up phòng họp theo kiểu khác để
làm phòng tiệc.
– Traffic flow: Lưu lượng giao thông
– Trash bag: túi nylon đựng rác
– Three prong
converter: Ổ cắm
3 chấu
– Tarp: vải bạt
U
– U-Shape Style: Setup vị trí ngồi hình
chữ U
– Usher: Người dẫn chỗ
V
– VAT : thuế giá trị gia tăng (10% giá
trị hợp đồng)
– Vegan: đồ ăn chay
– Venue: địa điểm, nơi sự kiện sẽ diễn
ra
W
– Waitlist: danh sách chờ
– Wings: Cánh
gà sân khấu
– Walkie – talkie: bộ đàm
Chúc các bạn thành công!
HÃY THEO ĐUỔI ĐAM MÊ CỦA MÌNH, THÀNH CÔNG SẼ THEO ĐUỔI BẠN!
có vấn đề gì ở đây
Trả lờiXóa